0938.3030.89

[Review] Sony MDR-1AM2 - Ly trà xanh ngọt dịu đến từ Nhật Bản của Sony

[Review] Sony MDR-1AM2 - Ly trà xanh ngọt dịu đến từ Nhật Bản của Sony

Nói về âm thanh của Nhật thì có lẽ với mình vẫn là một fanboy có lẽ là vì gu nghe nhạc và cũng một phần vì chất lượng của những sản phẩm âm thanh gắn liền với năm tháng. Từ những ngày đầu tiên, mình chỉ mua những chiếc tai nghe inear giá rẻ của Sony, cho đến gần 6 năm gắn bó với Audio-Technica (2 năm với AD900X, 4 năm A2000X) và đến hiện nay đã yên vị với STAX. Có lẽ những ngày tháng gắn bó với tai nghe của Nhật chắc vẫn sẽ tiếp tục với mình lâu dài, nhưng cái tên Sony là một điều làm cho mình hơi buồn với việc những chiếc tai nghe mang đậm ‘cá tính’ Nhật như MDR-SA5000, MDR-EX1000 bị ngưng sản xuất thay bằng những mẫu MDR-1R, Z7 hay Z5 mang đậm tính thị trường phù hợp với dòng nhạc sôi động hơn. Mới đây, mình được cho mượn một chiếc tai nghe MDR-1AM2 thấy cũng tò mò nên mượn về luôn nguyên tuần để viết review cho các bạn luôn.

Về bên ngoài thiết kế của Sony, thì có lẽ đây là hãng chú trọng đến vẻ bề ngoài của hộp box nhất trong các dòng tai nghe của Nhật với bên ngoài chắc chắn và nội thất cũng khá đẹp đẽ chẳng bù cho các hộp của Audio-Technica hay STAX. Bên ngoài cũng có một cái tem Hi-Res được Sony dán ngay trên hộp, suy cho cùng Hi-Res Audio cũng do Sony khởi xướng nên nếu muốn dán ở đâu mà chẳng được. Mà theo ý của mình suy cho cùng bạn nào cứ có tem Hi-Res mà mua, có tem Hi-Res là hay, chất lượng thì có lẽ hơi ngây thơ với tin người quá đáng đó, ngay cả tại thị trường Nhật chuyện Hi-Res đa số chỉ tập trung hướng đến phân khúc thị trường bình dân thôi còn với thị phần High End chẳng ai quan tâm cả.  

[Review] Sony MDR-1AM2 - Ly trà xanh ngọt dịu đến từ Nhật Bản của Sony

Bên trong là một túi vải, cùng với 2 phụ kiện dây đi kèm một dây 3.5-3,5mm kèm một mic tích hợp với 3 nút điều khiển không có gì quá đặc biệt, tuy nhiên với đầu connect 3,5 đặc biệt của Sony trong trường bị hư thì kiếm dây thay thế gần như mòn cả mắt. Dây còn lại có lẽ là lý do dẫn đến việc tăng giá của MDR-1AM2 lên hơn so với MDR-1A 1 triệu đồng, dây balanced Pentaconn 4.4mm sử dụng cho các máy nghe nhạc của Sony, và nhiều thiết bị cao cấp khác cũng đang bắt đầu sử dụng balance 4.4mm. Các bạn cũng có thể dùng dây này cho các tai nghe MDR-1A và MDR-1R trước đây bởi vì đầu connect là hoàn toàn giống nhau.

Đôi chút về cổng 4.4 mới của Sony này nhé về lý thuyết thì balance 2.5mm của các máy nghe nhạc sẽ có mapping như sau (Left+, Left-, Right+, Right-) tức 4 khấc tất cả đều là tín hiệu, phần ‘+, -’ ở đây là tín hiệu giống nhau nhưng ngược pha hoàn toàn với nhau để đảm bảo truyền tải không bị thất thoát và không bị ảnh hưởng từ việc bị nhiễu tín hiệu do yếu tố bên ngoài. Nhưng 4.4mm- 5 khấc của Sony thì có cả Left +/-, Righ +/- còn 1 khấc còn lại là dành cho phần mát cấu trúc mapping này hoàn toàn giống với việc sử dụng balance XLR giúp cho tiếng được sạch nền hơn, giảm noise. Về chất lượng âm thanh khi sử dụng dây 4.4 này thì về phần sau mình sẽ chia sẻ thêm nhé.  

[Review] Sony MDR-1AM2 - Ly trà xanh ngọt dịu đến từ Nhật Bản của Sony

Phần build thì cá nhân khi cần chiếc MDR-1AM2 mình cảm thấy hơi kém hơn chút gì đó về vẻ bên ngoài của so với trước đây khi MDR-1A cầm rất là chắc tay và cảm giác trâu bò hơn. Nhưng có lẽ vì MDR-1AM2 với trọng lượng nhẹ hơn và cảm giác đeo cũng dễ chịu hơn nhiều, với những bạn chuyển từ inear sang fullsize thì đây là sự lựa chọn hàng đầu bởi vì cảm giác đeo rất dễ chịu và không có cảm giác bí. Với mẫu MDR-1AM2 về bên ngoài thì điểm nhấn có lẽ là earpad memory foam rất thoải mái và mềm mại, tốt hơn so với earpad của MDR-1A thêm vào bên trong các bạn có thể nhìn thấy grill họa tiết Fibonaci khá đẹp mắt. Vì thế nếu chỉ nhìn bên ngoài và cầm trên tay thì MDR-1A tốt hơn còn nghe trực tiếp, cảm giác đeo thì MDR-1AM2 thoải mái hơn rất nhiều.

[Review] Sony MDR-1AM2 - Ly trà xanh ngọt dịu đến từ Nhật Bản của Sony

  Giới thiệu bên ngoài, đến đây có lẽ là khá đủ rồi nhỉ. Bây giờ đến phần quan trọng nhất là chất âm của mẫu MDR-1AM2.

Điểm đầu tiên khiến mình ấn tượng với MDR-1AM2 đó là âm trường của mẫu này đó là âm trường được cải thiện và rất thoáng khá có thể nghĩ rằng đây là một tai nghe portable closed-back. Đi kèm với đó là một âm hình, tách lớp có khá nhiều khoảng cách giúp các bạn có thể cảm nhận từng lớp instrument khác nhau. Đi vào cụ thể hơn một chút vào ba dải.

[Review] Sony MDR-1AM2 - Ly trà xanh ngọt dịu đến từ Nhật Bản của Sony

Dải trầm có lẽ là dải sẽ có khá nhiều những fanboy mới của Sony sẽ cảm thấy không ưng ý khi so với những mẫu như Sony MDR-Z7 hay MDR-1A đều có dải bass đầy đặn với độ nảy và texture khá tốt. Tuy nhiên mẫu MDR-1AM2 lại khá nhẹ nhàng hơn và tan hơn so với mẫu MDR-1A vì thế nghe thì có cảm giác nhẹ nhàng hơn với những ca khúc acoustic cùng với những blue, jazz có cảm giác mượt mà dễ nghe hơn với những tiếng guitar bass vừa phải không quá nặng nề. Còn với nhạc EDM hay Rock thì có lẽ mặc dù đủ độ chi tiết và texture khá ổn, tốc độ tốt nhưng vẫn không phải thuộc dạng đủ để quẩy hoặc dành cho những basshead.

Dải mid là điểm nhấn mạnh nhất của MDR-1AM2 với giọng vocal mềm mại nhẹ nhàng và có cảm giác rất tự nhiên. Khi nghe female vocal vẫn là điểm mạnh của những tai nghe của Nhật và MDR-1AM2 thì cũng tương tự, chất âm nghe khá dễ nghe và truyền cảm. Những ca khúc của Melody Gardot hoặc Aimer không còn cảm giác hơi lùi như MDR-1A nữa mà được đẩy lên chút xíu giúp có cảm giác thể hiện được đầy đủ có nội lực hơn. Phần low-mid thì gọt đi một chút xíu giúp tiếng của MDR-1AM2 nghe có cảm giác thánh thót, nhẹ nhàng hơn so với MDR-1A. Nói chung với những bạn thích female vocal và nhạc nhẹ, nhạc trữ tình thì có lẽ MDR-1AM2 là một sự lựa chọn hoàn toàn xứng đáng chất âm khá ngọt ngào dễ nghe, mượt mà và màu âm nịnh tai. Cùng với đó những bạn thích sự tinh tế nhẹ nhàng của Blue, Jazz thì đây cũng là một sự lựa chọn khá ổn.

Dải treble cũng khá hiền, dễ nghe mặc dù đã được nâng hơn một chút so với mẫu MDR-1A trước đây, đây có lẽ là một sự lựa chọn khá đúng đắn khi thị trường hiện tại vẫn chuông một chất âm dễ nghe và không quá sparkle. Extension của dải cao cũng được lên khá cao nên khi nhạc cụ, bộ gõ cũng có thể thấy sự tinh tế. Tuy nhiên với dải treb của MDR-1AM2 vẫn thuộc dạng hơi màu mè nếu nghe hơi nghiêng về mặt kỹ thuật thì màu âm của các nhạc cụ hơi bị khác với thực tế vì thế decay, texture vẫn còn chút gì đó cần phải hoàn thiện. Nhưng nếu so với Z7 hay 1A thì treb của 1AM2 có thể xem dải treb của 1AM2 là một sự nâng cấp tốt.

[Review] Sony MDR-1AM2 - Ly trà xanh ngọt dịu đến từ Nhật Bản của Sony

  Âm trường là điểm mạnh nhất của tai nghe với chất âm nghe rất thoáng và cũng với lớp lang đầy đủ. Âm hình cũng là một điểm được thể hiện khá tốt độ dài bề ngang và chiều sâu khá tốt với một tai nghe thuộc phân khúc tầm trung và di động. Tuy nhiên điểm yếu là tổng âm trường có vẻ hơi mờ giống như đang nghe với một lớp màng che.

Nếu các bạn sử dụng với cổng balanced 4,4mm với các máy nghe nhạc như ZX300 thì tổng thể màu âm vẫn như vậy tuy nhiên có một điều là những chi tiết âm hình vững hơn và texture tốt hơn giống như bức màn của âm hình được vén lên đôi chút.

[Review] Sony MDR-1AM2 - Ly trà xanh ngọt dịu đến từ Nhật Bản của Sony


Tổng kết:
Với một tai nghe portable closed-back thì âm trường mà MDR-1AM2 đạt được là một điều rất ấn tượng và màu âm khá dễ nghe, dễ cảm đặc biệt với những người mới chơi. Đồng thời cảm giác đeo cực kỳ thoải mái giúp cho dễ dàng di chuyển đeo trong thời gian dài. Nếu có một chút phàn nàn về mẫu tai nghe này thì có lẽ về cảm giác cầm trên tay nên có chút gì đó sang trọng hơn và chắc tay hơn, cùng với về chất âm nên cần có độ trong trẻo và decay cũng như texture của nhạc cụ cần được hoàn thiện hơn đôi chút. Tuy nhiên với việc kèm theo một dây balanced 4.4mm là một trong những điều cực kỳ đáng khen và đi theo chiều hướng balance mới của Sony với chất lượng âm thanh cũng được cải thiện đáng kể. Còn với những fanboy Sony trước đây thì đây có lẽ là lúc quay lại mặc dù những dải treb và độ trong trẻo có khác hơn trước đôi chút với việc thị trường tai nghe đã đổi thay và đa số đều nghe theo kiểu hiền lành, dễ nghe hơn rồi tuy nhiên về độ cân bằng, âm trường, dải mid là một điểm cộng khá lớn so với người tiền nhiệm.  

Zalo
Zalo