Đánh giá Tai nghe chụp tai Beyerdynamic DT 990 Pro Limited Edition
Thương hiệu Beyerdynamic là một trong những cái tên đình đám trong làng Audiophile và tạo làn sóng mới trong cộng đồng game thủ gần đây; có độ bề dày lịch sử gần 100 năm nghiên cứu âm thanh và sản xuất các thiết bị như tai nghe trùm tai, tai nghe nhét tai, các loại mic khác nhau cho mọi nhu cầu sử dụng… Các mẫu sản phẩm đã giúp hãng có được vị trí trong thị trường bao gồm DT 48 – tai nghe driver dynamic đầu tiên của Beyerdynamic vào năm 1937, hoặc dòng DT chuyên dành cho nghệ sĩ, kỹ sư âm thanh như DT 770 Pro, DT 880, DT 990 Pro và hơn thế nữa. Trong số đó, DT 990 Pro đã được một lượng người dùng đông đảo yêu chuộng, đón nhận nhiệt tình, đặc biệt trong giới gaming với những yếu tố mà sản phẩm này có được.
Thông số kĩ thuật:
- Cấu hình driver: 1 DD
- Trở kháng: 250 Ω
- Dải tần phản hồi: 5Hz – 35kHz
- Độ nhạy: 96dB/mW
- Dây cắm: Dây không rời, chân cắm TRS 3,5mm
Các phụ kiện đi kèm trong hộp bao gồm:
- 1 giắc chuyển đổi TRS 3,5mm sang TRS 6,3mm (được lắp đặt sẵn trên chân cắm dây)
- 1 túi vải
- 1 phiếu quảng cáo sản phẩm
- 1 tai nghe (chính)
Thiết kế, hoàn thiện và mức độ cách âm
Beyerdynamic từ lâu đã nổi tiếng nhờ đa số sản phẩm của họ có mức độ hoàn thiện chắc chắn, bền bỉ và DT 990 Pro không phải là nhân vật ngoại lệ. Tai nghe được làm từ sự kết hợp chắc chắn giữa kim loại và nhựa chất lượng cao, cùng với đệm đầu và tai vừa đủ dày giúp mang lại một trải nghiệm thoải mái cho người dùng, tuy lực kẹp có phần mạnh hơn so với các mẫu tai nghe khác như Sennheiser HD560s, SIVGA Robin... . Tuy nhiên, DT 990 Pro không hỗ trợ dây tháo rời – đây có thể là nhược điểm chí mạng tùy đối tượng sử dụng, đặc biệt với mức giá hơn 5 triệu nhưng dây dạng lò xo đính kèm trên sản phẩm có tính lâu bền, chống rối, rất thích hợp để sử dụng trong phòng thu âm. Với thiết kế mở, DT 990 Pro đương nhiên không có được mức độ cách âm lý tưởng để sử dụng trong môi trường nhiều tiếng ồn nhưng Beyerdynamic đã đánh đổi điều này để có được ưu điểm về chất âm dành cho DT 990 Pro.
Chất âm
Bài viết đánh giá chất âm sản phẩm này được thực hiện dựa trên các phụ kiện sẵn có của nhà sản xuất; Dac/ Amp: Focusrite Scarlett Solo 3rd Gen; Nguồn: Samsung Galaxy Note 10+, Laptop; Spotify và tệp định dạng MP3, FLAC, DSD128…
Với độ nhạy 96dB và trở kháng 250Ω, Beyerdynamic DT 990 Pro cần AMP hỗ trợ nguồn ra cao; tương đối khó để kéo đến mức âm lượng và chất âm mong muốn.
Dải phổ tần tổng của Beyerdynamic DT 990 Pro (250Ω) (đã được chuẩn hóa tại 60dB với phổ tần chuẩn Harman 2018).
Nguồn: crinacle.com
Chất âm của Beyerdynamic DT 990 Pro thiên V-sáng – lượng bass và treble được tăng, nhấn mạnh nhiều hơn ở phần treble.
Phần âm trầm:
So với các loại tai nghe có thiết kế mở trên thị trường như Sennheiser HD560s, HD6XX, lượng bass trên DT 990 Pro được tăng tương đối nhiều, cụ thể tập trung ở dải mid-bass và theo tự nhiên, dải tần số không kéo xuống sâu. Đây có thể được coi là ưu điểm đối với một số bạn vì với lượng mid-bass được tăng lên, các nhạc cụ thiên âm trầm như trống trầm hoặc bass guitar có thêm lực và làm chúng nổi bật hơn so với các nhạc cụ nằm trong các dải tần khác. Điều này còn là ưu điểm đặc biệt hơn dành cho các game thủ với tiếng súng trong game nổi trội, tiếng xe nhấn ga… và tạo cảm giác chân thật, sống động. Mặt trái, tốc độ phản hồi ở dải bass trên DT 990 Pro không nhanh, thường làm cho các nốt trầm bị đan dính và không tái tạo rõ ràng ở những bản nhạc chứa nhiều thông tin trong một dải tần nhất định như “3分29秒” / “3分29秒 (Instrumental)” của hitorie hoặc Cö shu Nie - “bullet”. Mặc dù vậy, DT 990 Pro vẫn thừa hưởng được tính chất của một driver dynamic về cường độ âm thanh tự nhiên, trung thực, không bị nén và mang lại độ chi tiết vừa đủ thỏa mãn phần đông người dùng.
Phần âm trung:
DT 990 Pro truy xuất chi tiết âm thanh tương đối ổn trong tầm giá – các nốt trong bản nhạc được thể hiện gọn gàng và sạch sẽ, cụ thể ở một số bài hát có nhịp nhanh như ヨルシカ – “八月、某、月明か”; “タイムアウト”của KANA-BOON hoặc bản Concerto số 2, âm thể Sol thứ, Op. 8, RV 315 – L’estate của A. Valvadi. Tuy nhiên, cách mẫu tai nghe này tái tạo dải mid có một số ưu điểm và nhược điểm cần được chú ý: là trừ trống trầm… bị “dát mỏng”, không thể hiện đầy đặn chất âm và cảm mẫu tai nghe có chất âm thiên V, lượng bass và treble được tăng lên, tạo cho cả dải tần thêm phần sôi động nhưng dải mid được đẩy lùi xuống. Giọng hát và đa số nhac cụ thiên âm trung như piano, guitar, dàn trống ngoại giác như giọng ca bị đẩy ra xa. Bên cạnh đó, dải mid cao có phần khá tiến làm nổi bật các phụ âm ma sát trong giọng hát, tạo tổng thể chất âm DT 990 Pro khá gắt, chói và nóng khi trải nghiệm sản phẩm lần đầu tiên. Nhưng với dải mid lùi này thông thường sẽ tạo cảm giác không gian thoáng đãng, rộng rãi cho bài hát, đặc biệt đối với các thể loại nhạc như nhạc điện tử, pop…
Phần âm bổng:
Dải treble được tái tạo trên DT 990 Pro có thể nói gọn như sau: rất sáng, thoáng đãng, sắt cạnh và nóng, gắt. Beyerdynamic không dành chất âm nhẹ nhàng, êm tai cho mẫu tai nghe này mà theo hướng chất âm kĩ thuật; tổng dải âm bổng được đẩy lên đến mức cực độ, rất thích hợp cho các kỹ sư âm thanh nhận biết nhanh lỗi nhỏ trong dải tần này hoặc các phụ âm ma sát trong bản thu âm. Ngược lại, khi sử dụng DT 990 Pro với mục đích nghe nhạc bình thường và không mang tính phân tích kĩ thuật, dải treble nhấn mạnh rất nhiều vào các loại bộ gõ âm thanh như chiêng, chũm chọe… gây cảm giác chát tai, có hướng làm nổi bật phụ âm trong giọng hát và thay đổi âm sắc rất mạnh mẽ, điển hình như “バツ猫” của Kikuo, 鈴木雅之 - “恋人” hay “Kingslayer” bởi Bring Me The Horizon và Babymetal sáng tác, và điều này thể hiện nổi bật nhất ở bản “You Can’t Hurry Love” của The Supremes, khi đoạn đầu bài hát có tiếng trống lắc khó chịu. Tuy vậy, đối với một số game thủ, đây là ưu điểm để tái tạo âm thanh tiếng xe trên nền đá sỏi, tiếng súng... thêm phần sống động hơn.
Âm trường, âm hình, âm sắc và cường độ âm thanh:
Với thiết kế mở và phần âm bổng nhiều lượng, DT 990 Pro tái tạo âm trường tương đối tốt, cho một chất âm rộng rãi cùng với cách phân bố vị trí chi tiết âm thanh trong bản nhạc cực kì chính xác, đặc biệt ở bản “Bubbles” hoặc “Fluid” của Yosi Horikawa, điều mà khó có sản phẩm tai nghe nào trong cùng tầm giá có thể thực hiện được. Đáng tiếc thay, dải treble được tăng lên làm thay đổi âm sắc theo hướng sắc cạnh so với trung tính một cách đáng kể, và có phần sần sùi hơn so với các đối thủ như Sennheiser HD6XX/ HD650.
Về cường độ âm thanh, nhờ driver dynamic với lượng mid-bass tăng, dải bass được với lực mạnh và căng về mặt thể chất. Cường độ các nốt nhạc giữa âm lượng thấp và âm lượng cao được thể hiện tốt, tiêu biểu như cách giả lập ADSR của dương cầm sống động, hoặc kĩ thuật palm mutes trên guitar…